Hiệu chuẩn máy đo độ cứng là một trong những dịch vụ mà Mecal thường xuyên thực hiện. Máy đo độ cứng là thiết bị được dùng để đo đạc và đánh giá về độ cứng của một vật liệu hoặc một bộ bộ phận máy móc.
Điều này có thể giúp chúng ta biết được một vật liệu hay một cấu kiện cơ khí có khả năng chịu lực đến bao nhiêu, có biến dạng hay không và biến dạng ở mức độ nào dưới sự tác động của lực.
Nhờ máy đo độ cứng mà chúng ta có thể biết được cơ lý tính của các loại vật liệu khác nhau. ví dụ : độ bền, tính chịu va đập, độ dẽo vật liệu…
Cách Hoạt Động Của Máy Đo Độ Cứng :
Máy đo độ cứng có rất nhiều phương pháp hoạt động khác nhau. Mỗi một cách đo có đặc điểm riêng, thế nên sai số được tạo ra bởi các loại máy đo độ cứng khác nhau cũng khá khác nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần đầu tiếp xúc lực, có thể kể tên một số phương pháp đo độ cứng như sau :
- Đo độ cứng theo phương pháp Brinell : sử dụng một viên bi cầu làm điểm chạm gây áp lực lên bề mặt vật liệu. Vết lõm sẽ được đo đạc để suy ra độ cứng của vật liệu
- Đo độ cứng bằng phương pháp Rockwell : Sử dụng 1 kim cứng hoặc hòn bi thép gây áp lực lên bề mặt vật liệu. Sự chuyển động của kim đo sẽ được đo đạc để từ đó suy ra độ cứng của vật liệu
- Đo độ cứng bằng phương pháp Vicker: Sử dụng 1 cây kim có đầu hình thoi gây áp lực lên bề mặt vật liệu. Quảng đường mà kim đo đi được cho biết được độ cứng của vật liệu.
- Đo độ cứng bằng phương pháp Knoop: Phương pháp này tương tự như phương pháp Vicker, tuy nhiên đầu kim loại sẽ được thay thế bằng một đầu hình vuông.
Bằng cách đo đạc vết lõm trên bề mặt vật liệu hoặc đo những vệt di chuyển của đầu kim, người ta biết được vật liệu đó có độ cứng là bao nhiêu. Phần lớn đều là phương pháp tiếp xúc và va chạm.
Sau một thời gian sử dụng, máy đo độ cứng chắc chắn sẽ có những sai số và dung sai, ngay cả khi ít sử dụng hoặc không sử dụng, sai số vẫn xuất hiện do bất cứ vật liệu nào cũng hao mòn ít nhiều sau một thời gian.
Thế nên việc hiệu chuẩn lại máy đo độ cứng là cực kỳ quan trọng và cần thiết để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình đo đạc
Quy Trình HIệu Chuẩn Máy Đo Độ Cứng:
Trước tiên cần phải nói rằng hiệu chuẩn các công cụ đo nói chung và cho máy đo độ cứng nói riêng cần những tổ chức, trung tâm đo lường hoặc những công ty chuyên nghiệp thực hiện.
Mecal có kinh nghiệm nhiều năm và cả uy tín để có thể hiệu chuẩn và cung cấp chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị đo lường, công cụ đo lường cho các doanh nghiệp khách hàng.
Quy trình hiệu chuẩn do chúng tôi thực hiện bao gồm 4 bước sau đây :
Bước 1: Xác định tiêu chuẩn hiệu chuẩn
Tức là, chuẩn bị Thiết bị đo dùng để làm tham chiếu so sánh và hiệu chuẩn máy đo và cả những tiêu chuẩn kèm theo. Nói cách khác thiết bị được dùng làm tiêu chuẩn tham chiếu này phải là chuẩn mực và có độ tin cậy rất cao.
Bước 2: “Khám” cho thiết bị đo độ cứng.
Không phải thiết bị nào cũng đủ điều kiện để hiệu chuẩn, có những máy móc thiết bị đã quá già cỗi hoặc hư hỏng quá nhiều để có thể hiệu chỉnh về cột mốc chính xác. Việc thăm khám cho máy móc trước cũng có thể đưa ra được tình trạng sai hỏng của máy móc thiết bị là bao nhiêu phần trăm nhằm chuẩn bị phương án hiệu chuẩn được nhanh chóng và chính xác hơn.
Bước 3: Thực hiện hiệu chuẩn.
Sau khi đã thăm khám xong thiết bị và xác định rằng thiết bị vẫn còn đủ độ tin cậy để sử dụng tiếp. Thì chúng ta bước đến việc thực hiện hiệu chỉnh cho thiết bị.
Quá trình này về cơ bản là chúng ta sẽ đặt máy đo độ cứng trong 1 điều kiện chuẩn, sau đó tiến hành đo đạc và ghi lại kết quả giá trị đo của máy.
Tiếp theo ta so sánh giá trị kết quả mà máy đo đưa ra so với chuẩn tham chiếu, cuối cùng là hiệu chỉnh lại cho kết quả khớp với chuẩn để loại bỏ sai số trong kết quả đo.
Trong 1 số trường hợp, các cấu kiện trong máy đo cũng có thể bị thay thế đi bởi chúng không còn chính xác nữa.
Bước 4: Chứng Nhận Hiệu Chuẩn.
Sau khi quá trình hiệu chuẩn hoàn thành, máy đo độ cứng có thể được cung cấp chứng nhận hiệu chuẩn từ đơn vị, tổ chức đứng ra đo đạc.
Chứng nhận này đã được hiệu chuẩn và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Tuy nhiên, chứng nhận này chỉ có giá trị trong 1 thời điểm, do máy móc trong quá trình hoạt động sẽ dần mất đi độ chính xác nên mỗi chứng nhận hiệu chuẩn chỉ có thời gian tồn tại nhất định.