Hiệu chuẩn thiết bị và dụng cụ đo lường là một công việc định kỳ rất quan trọng trong các ngành sản xuất, các nhà máy và xí nghiệp.
Mecal Việt Nam cung cấp dịch vụ Hiệu chuẩn thiết bị đo lường với các tiêu chí Nhanh Chóng, Uy tín và Chi Phí Hợp Lý.
Hôm nay hãy cùng Mecal tìm hiểu về hiệu chuẩn – kiểm định là gì trong khuôn khổ bài viết này nhé.
1-Hiệu chuẩn thiết bị đo lường khác gì so với kiểm định ?
Hiệu chuẩn và kiểm định là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực đo lường và kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, kể cả những người trong ngành đã nhiều năm và có nhiều lần sử dụng dịch vụ từ Mecal.
a- Hiệu chuẩn :
Hiệu chuẩn (calibration) là quá trình đối sánh và điều chỉnh một thiết bị, một công cụ đo lường hoặc hệ thống đo lường để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác và tiêu chuẩn xác định.
Quá trình hiệu chuẩn thường sẽ là đo lường giá trị đầu vào đã biết (hay còn gọi là vật chuẩn hay vật tham chiếu) sau đó so sánh với kết quả được đo bằng thiết bị hoặc hệ thống đo lường cần hiệu chuẩn. Cuối cùng là điều chỉnh lại cho đúng hoặc gần đúng nhất có thể với tham chiếu đã chọn.
Mục tiêu của hiệu chuẩn là đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thiết bị đo lường.
b- Kiểm định :
Kiểm định (verification) là quá trình kiểm tra, xác nhận rằng một thiết bị, công cụ đo lường hoặc hệ thống đo lường có đang hoạt động theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra hay không.
Quá trình kiểm định thường bao gồm đo lường các giá trị đầu vào đã biết và so sánh với kết quả được đo bằng thiết bị hoặc hệ thống đo lường cần kiểm định.
Mục tiêu của kiểm định là kiểm tra, xác nhận tính chính xác và hoạt động đúng đắn của thiết bị đo lường, nhưng không yêu cầu điều chỉnh hay điều chỉnh lại thiết bị.
Thường thì, kiểm định tính chính xác của thiết bị hay công cụ sẽ không quá khó, thế nên công tác kiểm định các nhân viên tại nơi sản xuất có thể tự kiểm tra và xác định được hệ thống có còn chính xác hay không.
Nhưng để có thể điều chỉnh, hiệu chuẩn cho hệ thống, công cụ đó trở thì cần các công cụ, thiết bị chuẩn mực ( vật tham chiếu) mà thường thì chỉ có chuyên viên hiệu chuẩn mới có.
Đó là sự khác biệt rất cơ bản của kiểm định và hiệu chuẩn.
2 – Chuẩn đo lường – Vật chuẩn tham chiếu:
Lại 2 khái niệm khá dễ nhầm lẫn nữa, và cũng kha khá người trong nghề hay gọi tên sai, lẫn lộn giữa 2 khái niệm này mặc dù họ hiểu rõ cả 2 khái niệm.
Trong bài viết này Mecal sẽ giải thích rõ cả 2 khái niệm này và cung cấp các thông tin liên quan đến chúng.
a- Chuẩn đo lường:
Chuẩn đo lường hay còn gọi là tiêu chuẩn đo lường là các quy tắc, phương pháp và quy trình để xác định, bảo đảm và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đo lường.
Chuẩn đo lường nói cách khác là hệ thống đơn vị đo lường đi chung với nhau để đảm bảo tính thống nhất, nhất quán. Thường thì mỗi một ngành, mỗi một lĩnh vực sẽ có một chuẩn đo lường khác nhau.
Chuẩn đo lường đóng vai trò quan trọng, Nó giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các kết quả đo lường, đồng thời tạo ra cơ sở để so sánh và tra cứu các kết quả đo lường từ các nguồn khác nhau.
Một số chuẩn đo lường trên thế giới và trong một số lĩnh vực khác nhau :
- ISO 9001 : Đây là một chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, bao gồm quản lý chất lượng trong hoạt động đo lường.
- ISO/IEC 17025: Đây là chuẩn quốc tế áp dụng cho phòng thí nghiệm và tổ chức thực hiện các hoạt động đo lường.
- ISO 14001: Tiêu chuẩn quản lý môi trường áp dụng cho các tổ chức để kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
- IATF 16949: Tiêu chuẩn chất lượng trong ngành ô tô, được phát triển bởi Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Quốc tế (IATF – International Automotive Task Force)
- GMP (Good Manufacturing Practice): Tiêu chuẩn chất lượng trong ngành dược phẩm và sản xuất thực phẩm.
- AS9100: Tiêu chuẩn chất lượng trong ngành hàng không và không gian.
- ISO 50001: Tiêu chuẩn quản lý năng lượng áp dụng cho các tổ chức để tăng cường hiệu quả năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.
- Chuẩn đo lường Anh (NPL – National Physical Laboratory)
- Chuẩn đo lường Mỹ (NIST – National Institute of Standards and Technology)
- …
ảnh minh họa : CHỨNG NHẬN ISO 9001 ( phiên bản trong nước và quốc tế )
b- Vật chuẩn – Vật tham chiếu :
Là những dụng cụ, công cụ và thiết bị có độ chính xác cực cao trong một đại lượng nhất định. Quá trình hiệu chuẩn có sử dụng những vật làm chuẩn, vật thể tham chiếu để điều chỉnh các thiết bị cần hiệu chuẩn trở lại mức chính xác.
Vật tham chiếu thường thấy nhất là những quả cân chuẩn hay còn gọi là bộ quả cân chính xác. Đương nhiên mức độ chính xác của chúng không thể đạt được ở mức độ tuyệt đối nhưng sai số là cực kỳ thấp, thấp đến mức độ sẽ không thể gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo đạc.
Một ví dụ khác về các vật chuẩn hay vật tham chiếu nữa là : Bộ căn mẫu chuẩn. Đây là dụng cụ không thể thiếu trong quy trình hiệu chuẩn các thiết bị liên quan đến đo đạc kích thước. Như hình ảnh thể hiện bên dưới, với một thước kẹp có độ chia nhỏ nhất là 1/10 mm thì bộ căn mẫu phải có độ chính xác lên đến hàng 1/1000 mm
Ngoài ra, điều kiện bảo quản của các vật tham chiếu là rất khắc khe, cần bảo quản chúng trong điều kiện tốt, tránh xac các tác nhân có thể gây ra sai số cho vật tham chiếu.
3- Vì sao hiệu chuẩn thiết bị đo lường định kỳ lại quan trọng ?
Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, các công ty nếu không theo kịp có thể sẽ bị bỏ lại phía sau và dần đi vào bế tắc.
Độ chính xác đóng vai trò ngày càng quan trọng trong gần như mọi lĩnh vực công nghiệp, Không cần nhắc đến những ngành mà độ chính xác đóng vai trò quan trọng một cách tuyệt đối như sản xuất vi mạch, sản xuất chip … những ngành cơ bản như gia công cơ khí ngày nay cũng đòi hỏi độ chính xác ngày càng cao.
Hiệu chuẩn thiết bị đo lường định kỳ là một quy trình quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các thiết bị đo lường. giúp doanh nghiệp củng cố các nền tảng kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật mình hướng đến.
Ngoài ra, việc hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị thường xuyên cũng gia cố cho sự an toàn của thiết bị, máy móc và công cụ, tránh rủi ro xảy ra những sự cố đáng tiếc do máy máy, thiết bị hoạt động sai lệch. Ví dụ, việc kiểm định thường xuyên những thiết bị đo đạt áp suất sẽ giảm thiểu rủi ro nổ đường ống gây nên cháy nổ thiệt hại về tài sản và cả con người.
Các thiết bị được kiểm định và hiệu chuẩn thường xuyên cũng sẽ được tối ưu hóa dòng đời sử dụng của chúng, giúp chủ doanh nghiệp biết được tình trạng sức khỏe của chúng để chuẩn bị các thiết bị thay thế hoặc kịch bản sử dụng chúng ở những phân đoạn khác cần ít độ chính xác hơn. Đây được xem là phương án tiết kiệm đối với doanh nghiệp vì giúp tận dụng chúng triệt để hơn.
4- Các Tác nhân phổ biến gây ra sai số trên thiết bị đo lường :
Bất kể thiết bị, máy móc hay công cụ nào cũng có vòng đời sử dụng của chúng. Độ chính xác của chúng sẽ giảm dần khi gần về cuối vòng đời sử dụng. Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng một cách tiêu cực lên thiết bị đo lường làm chúng suy giảm hiệu suất và độ chính xác, dưới đây là một số tác nhân chính :
- Sự mài mòn – hào mòn thiết bị : việc sử dụng liên tục của thiết bị có thể gây ra mài mòn trên các bộ phận quan trọng, gây ra sự thay đổi về độ chính xác của thiết bị.Ví dụ, trục xoay, bộ cảm biến hoặc các bề mặt tiếp xúc có thể mất đi tính chính xác ban đầu do mài mòn.
- Co giãn vì nhiệt : Sự biến đổi nhiệt độ có thể làm biến đổi độ dài, kích thước và đặc tính vật lý của các bộ phận trong thiết bị. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị đo lường ngay cả khi thiết bị đặt ở nhiệt độ phòng. Trong các thiết bị có tiếp xúc với nhiệt độ cao, sự chính xác sẽ nhanh chóng suy giảm theo sự giãn nở vật liệu xảy ra trong thời gian dài.
- Ăn mòn hóa học : Ở một số thiết bị đo lường có tiếp xúc với hóa chất, sự ăn mòn hóa học sẽ diễn ra nhanh hơn thông thường. trong điều kiện bình thường, Oxy trong khí quyển cũng tương tác với các kim loại cấu tạo nên các linh kiện trong thiết bị đo lường và làm chúng bị Oxy hóa, bị ăn mòn mặc dù với tốc độ rất chậm.
- Độ ẩm : độ ẩm có thể gây ra sai số, nhất là với các thiết bị quang học. độ ẩm cũng được tính là một sự ăn mòn lý học. Nếu thiết bị hoạt động trong một môi trường ẩm thấp thì sẽ nhanh chóng hoen gỉ và mất đi độ chính xác
- Độ rung động : Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo là sự rung động. tuy nhiên yếu tố này có thể kiểm soát khá dễ dàng.
- Sự va đập : Bộ căn mẫu là thứ tuyệt đối không cho va đập. Sự va đập có thể gây ra sai số về kích thước và hình dáng của bộ căn mẫu.
- …. và còn nhiều nguyên nhân khác nữa
5- Tần suất kiểm định – hiệu chuẩn thiết bị :
Mỗi một thiết bị có thời gian kiểm định và hiệu chuẩn định kỳ riêng. Tần suất để kiểm định hiệu chuẩn thiết bị thực tế còn phụ thuộc vào từng ngành sản xuất riêng biệt.
Ví dụ: cùng là lực kế, tuy nhiên lực kế trong ngành nghiên cứu, các phòng Lab thường sẽ phải kiểm định thường xuyên hơn nhiều ở các cơ sở khác, do tính chất công việc ở các phòng nghiên cứu đề cao sự chuẩn xác và độ tin cậy.
Tuy nhiên vẫn có các mốc thời gian,Các thời điểm chung thích hợp để hiệu chuẩn cho thiết bị :
- Thời điểm trước khi bắt đầu một dự án là lúc cực kỳ thích hợp để tiến hành kiểm định – hiệu chuẩn thiết bị đo lường một cách đồng loạt
- Thời điểm các thiết bị đo lường khi mới được mua về hoặc trãi qua một quãng đường vận chuyển dài
- Thời điểm sau khi thiết bị đó vừa trãi qua một sự cố hoặc có tiếp xúc với các yếu tố gây sai số. Ví dụ: Máy CMM trong quá trình vận hành bị va đập đầu dò vào vật thể cần đo, đây là thời điểm thích hợp để kiểm định – hiệu chuẩn lại chúng.
- Các thời điểm kiểm định định kỳ, ví dụ như giữa năm hoặc cuối năm…
- Hoặc cũng nên hiệu chuẩn lại thiết bị mà không cần đúng định kỳ nếu chúng ta sử dụng chúng với tần suất quá lớn.
6- Danh mục Dịch Vụ Hiệu Chuẩn của Mecal :
Mecal cung cấp dịch vụ nhanh chóng, uy tín và chi phí hợp lý. Chúng tôi hoạt động ở 2 khu vực là :
- Hà nội và các tỉnh lân cận
- Thành Phố Hồ chí minh và các tỉnh lân cận
Dưới đây là danh mục các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp:
- Kiểm định – hiệu chuẩn cân điện tử
- Kiểm định – hiệu chuẩn nhiệt kế
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy phân tích mạng
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo quang phổ
- Kiểm định – hiệu chuẩn hàn siêu âm
- Kiểm định – hiệu chuẩn lực kế
- Kiểm định – hiệu chuẩn cân phân tích
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy thử độ bền kéo nén
- Kiểm định – hiệu chuẩn dưỡng ren
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo độ rung
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo độ cứng
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo nhiệt độ
- Kiểm định – hiệu chuẩn đồng hồ nhiệt
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy phát sóng RF
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo độ sáng
- Kiểm định – hiệu chuẩn máy đo cmm
7- Cần chuẩn bị gì trước khi kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Để quá trình hiệu chuẩn diễn ra chính xác, đáng tin cậy. Cần tuân thủ một số nguyên tắc ” bất di bất dịch” trong ngành hiệu chuẩn.
1-Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, Phải sử dụng thiết bị hiệu chuẩn chính xác: Thiết bị hiệu chuẩn cần được hiệu chuẩn định kỳ và tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn. Tuyệt đối không sử dụng những thiết bị hiệu chuẩn hay vật tham chiếu có độ uy tín thấp tham gia vào quá trình hiệu chuẩn. Ví dụ như căn mẫu bị biến dạng do va chạm hoặc bị làm rớt xuống nền gạch cứng.
2- Môi trường thuận lợi cho việc hiệu chuẩn hoặc ít nhất là phải trung lập: Phải kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hiệu chuẩn và độ chính xác của thiết bị. Hoặc ít nhất phải không có các yếu tố gây nhiễu loạn quá trình hiệu chuẩn ví dụ như độ rung.
3- Chuẩn bị về mặt con người : hiệu chuẩn là một công việc đòi hỏi sự chính xác và đôi khi là sự tinh tế. Công việc này đòi hỏi người làm cần có tính kiên nhẫn cao và sự tỷ mỹ trong từng thao tác. Nghề hiệu chuẩn chống chỉ định với những người vội vã ,không đề cao sự tỷ mỹ, chính xác. Những yếu tố có vẻ không liên quan như : nghe điện thoại trong quá trình hiệu chuẩn đôi khi cũng tác động đến sự chính xác trong quá trình hiệu chuẩn.
4-Chuẩn bị về mặt kiến thức : Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hiệu chuẩn.Quy trình hiệu chuẩn cần được thực hiện bởi những con người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, lành nghề. Các bước phải được thực hiện theo đúng thứ tự, quy trình. Kiên quyết không đốt cháy giai đoạn hoặc bỏ bước.
5- Các kết quả hiệu chuẩn trước đó : Nếu đã là kiểm tra định kỳ, thì mỗi một loại thiết bị sẽ có một lịch sử hiệu chuẩn riêng biệt. việc kiểm tra lại các chỉ số đo lường, hiệu chuẩn trước đó của thiết bị là vô cùng cần thiết. Nó cho biết tình trạng thiết bị trước đó như thế nào và sự thay đổi về trạng thái từ thời điểm đó đến nay ra sao.
8- Chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị đo lường :
sau khi thiết bị đã hoàn thành quá trình hiệu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn hiệu chuẩn cụ thể. Mecal sẽ tiến hành dán tem kiểm định lên trên thiết bị.
Sau đó chúng tôi sẽ cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn để xác nhận rằng thiết bị được hiệu chuẩn đã đạt được độ chính xác cần thiết và thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chứng chỉ này sẽ thuộc bộ hồ sơ hiệu chuẩn mà chúng tôi sẽ cấp cho quý khách hàng. Một bộ hồ sơ hiệu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần sau :
- Chứng Chỉ Hiệu Chuẩn
- Báo Cáo tình trạng thiết bị
- Nhãn ( tem chứng nhận )
- Nhật ký hoặc data dữ liệu lưu trữ ( chính là các kết quả đo tại các lần hiệu chuẩn định kỳ)
9 – Báo Giá Cho Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đo Lường :
Mecal Việt Nam có 2 chi nhánh, hiện tại các tỉnh Đông Nam Bộ như Long An, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn), Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng tàu … đều có thể liên hệ với chi nhánh phía nam của Mecal.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn tận nơi, uy tín – chất lượng và với chi phí hợp lý. Bảo đảm sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi :
- Phạm Lê Khoa
- 0879 888 181 | sales@mecal.vn
10- Một vài sai lầm cần tránh khi hiệu chuẩn thiết bị đo lường :
Với bề dày kinh nghiệm nhiều năm, phục vụ hơn 700 khách hàng trong nước và cả ngoài nước. Mecal có những lưu ý quan trọng để quá trình hiệu chuẩn – kiểm định không diễn ra một cách sai sót.
1- Phải xác định rõ mục tiêu trước khi hiệu chuẩn :Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, xác định rõ mục tiêu hiệu chuẩn và các yêu cầu định sẵn. Điều này đảm bảo rằng quá trình hiệu chuẩn được thực hiện đúng theo yêu cầu và đảm bảo tính chính xác của thiết bị. Tránh tình trạng đang đo đạc nhưng vì thiếu 1 yêu cầu quan trọng, phải tiến hành đo lại, rất mất thời gian
2- Không cố gắng hiệu chuẩn ở những môi trường bất lợi : Như đã nói ở phía trên, quá trình hiệu chuẩn cần được diễn ra ở môi trường phù hợp hoặc ít nhất là không gây nhiễu loạn cho kết quả đo. Rất nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu hiệu chuẩn trong không gian đang làm việc như trong nhà xưởng, rung chấn và nhiều yếu tố khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của quá trình hiệu chuẩn
3- Không gấp gáp và bỏ sót các bước trong quy trình hiệu chuẩn : khá nhiều trường hợp công việc hiệu chuẩn kéo dài qua thời gian làm việc của nhà xưởng. Lúc đó để nhanh chóng được tan ca, các kỹ sư hoặc quản lý xưởng thường yêu cầu cắt bớt công đoạn hoặc ” làm lẹ”.
4- Không vệ sinh sạch sẽ thiết bị cần hiệu chuẩn : Đương nhiên là trường hợp này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả đo đạc. Chúng gia tăng sai số và gây nhiễu loạn cho quá trình đo đạc hiệu chuẩn cho thiết bị.
5- Nguồn điện không ổn định hoặc không đúng quy định : Ở các thiết bị đo lường có sử dụng điện, nếu nguồn điện không ổn định sẽ dễ gây nhiễu loạn cho quá trình đo đạc. nguồn điện nên được đi qua một hệ thống ổn định cho dòng điện ví dụ như ổn áp để kết quả đo đạc chính xác và đáng tin cậy hơn.
6- Không lưu lại hoặc bị thất lạc kết quả hiệu chuẩn của lần trước : Mỗi một lần hiệu chuẩn đều có một bộ hồ sơ hiệu chuẩn, trong đó có bảng báo cáo ghi lại các kết quả đo đạc. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà báo cáo này có thể bị mất, điều này sẽ gây khó khăn cho công việc hiệu chuẩn hơn, nhất là trong trường hợp 2 lần hiệu chuẩn này không phải cùng 1 đơn vị công ty làm.
7- Lỗi chủ quan của người thực hiện hiệu chuẩn : Đối với các đơn vị mới vào nghề, có thể họ sẽ không tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình hiệu chuẩn. Điều này có thể tránh được nếu thuê một đơn vị lành nghề và có nhiều năm kinh nghiệm như Mecal Việt Nam.
11 – Quy định xử phạt hành chính khi vi phạm công tác hiệu chuẩn thiết bị đo lường :
Căn cứ vào Nghị định 119/2017/NĐ-CP. quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường. Tùy vào mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính các hình thức sau đây :
1- Cảnh cáo hoặc phạt tiền , đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng
2- Xử phạt theo từng cấp độ nghiêm trọng :
2a- Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01-06 tháng
2b- Đình chỉ hoạt động tứ 01-03 tháng
2c- Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường
12- Dịch Vụ kiểm định – hiệu chuẩn thiết bị đo lường Mecal Việt Nam :
Với hơn 700 khách hàng trong và ngoài nước, Mecal tự hào đã và đang mang lại một trong những dịch vụ quan trọng nhất trong ngành : đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động chính xác và đáng tin cậy.
Không những thế, Mecal là tập hợp những con người đáng tin cậy, làm việc chính xác và luôn luôn có trách nhiệm với những khách hàng của mình.
Chúng tôi hiểu rằng mỗi một khách hàng, mỗi một đối tác tìm đến chúng tôi là tìm đến sự tin tưởng và chúng tôi sẽ làm hết mình để quý khách luôn luôn cảm thấy hài lòng trước, trong và đặc biệt là sau khi sử dụng dịch vụ từ chúng tôi.
Cám ơn sự đồng hành của quý khách hàng.
Thông tin liên hệ với Mecal:
Mecal Việt Nam
0879 888 181 | sales@mecal.vn
Địa chỉ miền Nam: 14 đường số 16, Linh Chiểu, Thủ Đức, HCM
Địa chỉ miền Bắc: 39-D6, khu đô thị Geleximco, Hà Đông, Hà Nội